Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh, các công ty luôn phải đánh giá hoạt động kinh doanh một cách tổng quan và chính xác để đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tiến quy trình làm việc thông qua công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý. Sự phát triển này cũng kéo theo sự phát triển của hai lĩnh vực là Business Analysis và Business Analytics. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được rõ ràng hai thuật ngữ này và nội dung công việc của chúng. Trong bài viết này, Nhung sẽ làm rõ hai thuật ngữ trên.
Business Analysis
Business Analysis (Phân tích nghiệp vụ) là quá trình xác định nhu cầu kinh doanh và tìm giải pháp tối ưu nhằm giải quyết các vấn đề hoặc cải thiện hoạt động của tổ chức. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý dự án và phát triển phần mềm, giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc giải pháp được phát triển đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp và người dùng và người phân tích kinh doanh được gọi là một Business Analyst (BA).
Thực chất, việc phân tích nghiệp vụ bao gồm các công việc phân tích quy trình và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp, cụ thể:
- Lập kế hoạch chiến lược: Các nhà phân tích nghiệp vụ sẽ đánh giá mô hình kinh doanh của tổ chức và xác định các chiến lược về cách thức hoạt động theo xu hướng và nhu cầu thị trường.
- Phân tích mô hình kinh doanh: Công việc này nhằm đánh gá các chính sách, cách tiếp cận thị trường và thủ tục kinh doanh hay các qui trình hiện có của một phòng ban hoặc một tổ chức.
- Thiết kế quy trình: Business Analyst sẽ nghiên cứu, phân tích để thiết kế ui trình hoặc đề xuất giải pháp nhằm tinh giản và cải thiện quy trình kunh doanh của công ty để nâng cao hiệu quả và năng suất.
- Phân tích hệ thống: Đây cũng là công việc được thực hiện nhiều trong lĩnh vực Business Analysis. Cụ thể công việc là đánh giá một hệ thống hoặc một ứng dụng hiện có để xác định điểm mạnh, điểm yếu từ đó xác định chiến lược cải tiến.
Ví dụ, bạn tham gia vào một dự án xây dựng phần mềm kế toán cho một công ty. Xét về khía cạnh lĩnh vực Business Analysis, một Business Analyst cần làm là trao đổi với các nhân viên kế toán về cách họ thực hiện định khoản cho từng nghiệp vụ như thế nào, cách các chứng từ, sổ sách được lưu trữ và quản lý, … từ đó, phân tích những vấn đề doanh nghiệp gặp phải từ đó đề xuất một giải pháp phần mềm với những tính năng cụ thể giúp cải thiện hoạt động quản lý chứng từ sổ sách và giúp kế toán viên thuận tiện trong việc khai báo, định khoản.
Business Analytics
Business Analytics (Phân tích dữ liệu kinh doanh) là quá trình sử dụng dữ liệu, phương pháp thống kê, và công cụ phân tích để đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu. Business Analytics tập trung vào việc thu thập, xử lý, và diễn giải dữ liệu để xác định các xu hướng, dự đoán kết quả trong tương lai, và tối ưu hóa hoạt động của tổ chức.
Business Analytics bao gồm các khía cạnh sau:
- Phân tích mô tả (Descriptive Analytics): Khía cạnh này tập trung vào việc hiểu hành vi trong quá khứ và giải thích lý do tại sao một sự kiện nào đó xảy ra bằng cách sử dunh kỹ thuật tổng hợp dữ liệu và khai thác dữ liệu.
- Phân tích dự đoán (Predictive Analytics): Với khía cạnh này, các nhà phân tích dữ liệu kinh doanh thực hiện phân tích dự đoán bằng cách sử dụng các mô hình thống kê và kỹ thuật dự báo để hiểu được tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử. Hiện nay có rất nhiều những công cụ phục vụ cho việc phân tích này, trong đó có thể kể đến một số công cụ điển hình như: Power BI, Tableau, Excel, SQL, Python, …Mỗi công cụ đều có điểm mạnh và vai trò khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của người phân tích nhưng chúng đều có điểm chung là giúp phân tích dự đoán kinh doanh.
- Phân tích theo quy định (Prescriptive Analytics): Đây là một hình thức phân tích nâng cao tiến xa hơn một bước bằng cách đề xuất nhiều phương án, hành động khác nhau và dự đoán kết quả của từng phương án.
- Tự động hóa quyết định (Prescriptive Analytics): Khía cạnh này bao gồm việc tự động hóa các quy trình ra quyết định, hiện nay hoạt động này thường sử dụng thuật toán học máy (Machine Learning), dữ liệu lớn (Big Data) và AI để hỗ trợ ra quyết dịnh. Những công cụ và kỹ thuật này đã giúp ích rất nhiều cho các nhà phân tích và lãnh đạo có những quyết định nhanh chóng và đúng đắn trong công việc kinh doanh.
Nhung sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể, giám đốc KPIM Academy muốn xây dựng kế hoạch đào tạo nhưng chưa biết lịch sử đăng ký học, phân bổ học sinh, hiện trạng số lượng lớp học và học sinh của trung tâm, ông gọi các nhân viên Business Analyst, Business Intelligence Analyst hoặc Data Analyst vào và yêu cầu thu thập thông tin, phân tích bài toán ông đặt ra từ đó có thể hỗ trợ ông đưa ra quyết định đào tạo, cụ thể:
Biểu đồ 1: Báo cáo tổng quan – nguồn: Trần Mạnh Phúc
- Thu thập số liệu thống kê về số số học sinh đã và đang học tại trung tâm theo thời gian, địa điểm, giới tính, … bằng các công cụ SQL, ETL Tools (Talend, Apache Nifi, …)
- Phân tích tỷ lệ giới tính học sinh, phân bổ theo khu vực sinh sống, theo khối lớp và thể hiện thành các biểu đồ bằng các công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau, Power BI, Excel hoặc Google Data Studio.
Biểu đồ 2: Báo cáo kết quả học tập – nguồn: Trần Mạnh Phúc
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh, thể hiện phân bổ theo các nhóm và xếp hạng của từng lớp học: Sử dụng các công cụ phân tích nâng cao như Python (Pandas, Numpy), R để xác định xu hướng học tập hoặc sử dụng kết hợp với các công cụ thống kê như SPSS và SAS để phân tích kết quả học tập của học viên.
- Hỗ trợ ra quyết định đào tạo dựa vào các thông tin, biểu đồ đã phân tích dựa vào các công cụ tối ưu hóa và phân tích tình huống như Python, Gurobi Optimizer, What-if Analysis.
Những thông tin sau khi được phân tích sẽ giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về vấn đề để đưa ra được quyết định.
Sự khác nhau giữa Business Analysis và Business Analytics
Dựa vào những nội dung đã phân tích về hai lĩnh vực này, Nhung tổng hợp một số so sánh về điểm giống và khác nhau giữa Business Analysis và Business Analytics như sau:
Business Analysis | Business Analytics | |
Giống nhau | Gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm ra các giải pháp cho doanh nghiệp. | |
Khác nhau | ||
Mục đích | Xác định nhu cầu kinh doanh và tìm giải pháp liên quan đến cải tiến quy trình, lập kế hoạch chiến lược hoặc phát triển hệ thống. | Sử dụng dữ liệu trong quá khứ để tạo ra thông tin chi tiết, dự đoán xu hướng tương lai, hướng dẫn ra quyết định chiến lược và giành được lợi thế cạnh tranh. |
Công việc | Tập trung vào các quy trình, kỹ thuật, chức năng | Tập trung vào dữ liệu và phân tích thống kê |
Vị trí đảm nhiệm | Business Analyst, Systems Analyst, Functional Analyst | Data Analyst, Data Scientist, Business Analyst, Business Intelligence Analyst |
Lĩnh vực tác động | Tổ chức, doanh nghiệp, quy trình, công nghệ | Dữ liệu, thống kê, toán học, lập trình |
Kỹ năng |
|
|
Công cụ và kỹ thuật |
|
|
Business Analysis và Business Analytics đều có những đặc điểm đặc trưng riêng với nội dung công việc và vai trò khác nhau nhưng hai công việc này đều hướng đến mục tiêu hướng tới sự phát triển tích cực của doanh nghiệp. Việc phân biệt được hai vị trí này sẽ giúp bạn hiểu rõ chúng từ đó có thêm kiến thức để quản lý hoặc tham gia vào lĩnh vực này với sự hiểu biết và kỹ năng tốt.